Các bậc cha mẹ muốn trẻ làm điều gì đó thường có xu hướng đưa ra thoả thuận, phần thưởng. Điều này tưởng chừng như vô hại và tạo động lực để trẻ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng thực tế nó lại vô tình khiến trẻ tập trung vào động lực bên ngoài chứ không phải động lực bên trong, trẻ sẽ làm việc dựa trên sự trao đổi và chỉ làm khi nhận được thứ gì đó đáp trả lại.
Đầu tiên ta cần hiểu động lực bên trong và động lực bên ngoài là gì:
Ví dụ: Trẻ chịu đi bác sĩ khám bệnh vì trẻ biết bác sĩ sẽ giúp trẻ hết bệnh.
Ví dụ: Trẻ chịu đi bác sĩ khám bệnh vì được hứa hẹn trẻ sẽ được dẫn đi chơi/được mua đồ chơi...
Nhiều nghiên cứu về động lực tâm lý của con người đã chỉ ra rằng việc áp dụng phần thưởng hoàn toàn không hiệu quả mà còn có xu hướng làm suy yếu động lực bên trong của trẻ về lâu dài. Điều này đã được chứng minh thông qua nghiên cứu của ba giáo sư Mark Lepper, David Greene và Richard Nisbett thuộc đại học Stanford (1973). Họ tập hợp ba nhóm trẻ nhỏ thích vẽ và đều tỏ ra thích thú hoạt động vẽ tranh như nhau:
Hai tuần sau, cả ba nhóm này được đưa vào một căn phòng có đầy đủ màu vẽ, giấy... nhưng các nhà nghiên cứu không đưa ra yêu cầu phải vẽ tranh. Kết quả là chỉ có nhóm 2 và nhóm 3 tiếp tục giữ nguyên mức yêu thích với việc vẽ tranh, còn nhóm 1 giờ đây dành ít thời gian để vẽ hơn và khi vẽ cũng tỏ ra kém thích thú hơn. Tương tự với ví dụ đi khám bệnh phía trên, phần thưởng sẽ làm thay đổi thái độ của trẻ, từ việc chấp nhận đi bác sĩ vì lợi ích sức khoẻ của chính mình, con dám đối mặt với việc đau khi bị tiêm và trở thành đứa trẻ dũng cảm, thì giờ đây đã biến thành con thực hiện chủ yếu để được nhận phần thưởng. Và chắc chắn một điều, phần thưởng sẽ phải tăng mức độ, giá trị lên cho những lần sau, vì khi trẻ đã chán phần thưởng trước thì hiệu quả của việc dùng phần thưởng cũng sẽ giảm theo, như Mark Lepper đã nói “Khi thích thú giảm thì tự khắc hiệu quả cũng giảm theo”. Cho nên, đây chính là một trong những sai lầm trong việc tạo động lực mà nhiều ba mẹ mắc phải.
Ngoài phần thưởng được đề cập phía trên, kiểu bảng khen thưởng được gọi bằng một số cái tên như Nhật ký chăm ngoan, Bảng khen thưởng kỷ luật, Bảng ghi nhận, Bảng sticker khen thưởng... cũng thường được ba mẹ áp dụng hiện nay. Đây cũng là một cách hay để có thể thay đổi và hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ. Nhưng hãy sử dụng bảng này để sau một quá ghi nhận các hành vi tích cực của trẻ, cả gia đình sẽ cùng ngồi xuống và trao đổi để trẻ thấy được rằng, trẻ đã thay đổi, tiến bộ sau một thời gian cố gắng như thế nào chứ không phải cố gắng trong một thời gian dài để nhận được một phần thưởng to hơn.